5:49 PM
0


Bộ giáo trình Market Leader chắc hẳn các bạn không lạ gì nó, nhất là những bạn sinh viên theo học những ngành kinh tế, tài chính. Bộ sách được biên soạn rất công phu, logic và có tính ứng dụng thực tiễn cao bởi các tác giả David Falvey, Simon Kent, David Cotton, là những người có nhiều kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh thương mại và tiếng Anh chuyên ngành. Cả ba ơng hiện đang là giảng vin tại London Metropolitan University. Market Leader do Pearson & Longman xuất bản.


I. Mục tiêu bộ giáo trình Market Leader :
-Bộ giáo trình Market Leader có 5 cấp độ dành cho người tiếng Anh từ trình độ sơ cấp đến nâng cao (Elementary, Pre-intermediate, Intermediate, Upper intermediate and Advanced). Đây là bộ giáo trình tương đối mới và đầy đủ nhằm đưa thực tiễn của thế giới kinh doanh quốc tế vào lớp dạy tiếng Anh. Giáo trình này được xây dựng gắn liền với tờ Thời báo Tài chính (the Financial Times) – một trong những nguồn cung cấp thông tin chuyên nghiệp hàng đầu trên thế giới nhằm đảm bảo tầm mức rộng rãi và tính xác thực của nội dung kinh doanh.
-Giáo trình này nhằm giúp người học chuẩn bị 1 nghề kinh doanh hay những ai đang làm việc muốn trau dồi khả năng tiếng Anh giao tiếp của họ. Mỗi tập sách cần khoảng 90-120 giờ học trên lớp.
-Giáo trình này kết hợp một số ý tưởng rất mới và đầy khích lệ từ thế giới kinh doanh với một cách tiếp cận dựa trên cơ sở công việc. Đóng vai, nghiên cứu tình huống là những đặc điểm thông thường của mỗi chương. Suốt trong quá trình học người học được khuyến khích sử dụng kinh nghiệm và ý kiến của riêng họ nhằm giúp người học tham gia vào quá trình học 1 cách tối đa.
Một yêu cầu thiết yếu của tài liệu học tiếng Anh cơ bản là phải cung cấp cho những nhu cầu khác nhau của người học bao gồm những sở thích, chuyên ngành, những nhu cầu kỹ năng và quỹ thời gian dành cho học tập rất khác nhau.
-Bộ giáo trình Market Leader cung cấp gv và những nhà phân bổ chương trình những nguồn tài liệu linh hoạt mềm dẻo để giúp đáp ứng những nhu cầu khác nhau này. Sách này đưa ra những đề nghị nhằm sử dụng tài liệu học tập trong chương theo chiều rộng và chiều sâu và chỉ cho thấy tài liệu trong sách bài tập (Practice File) liên kết với sách bài học (Course Book). Sách này có rất nhiều tài liệu bổ sung photo được trong ngân hàng văn bản (Text bank) và ngân hàng học liệu (Resource bank)


II. Những phần chính trong từng cấp độ của Bộ giáo trình Market Leader :


1. Sách bài học (Course Book)
Sách này cung cấp phần chính cho tài liệu giảng dạy, có 12 chương học theo chủ đề và 4 chương ôn tập. Các chủ đề đã lựa chọn theo sự nghiên cứu của gv nhằm đưa ra những lĩnh vực thích thú nhất đối với đa số người học. Giáo trình này cung cấp ngữ liệu để đọc, nói và nghe và hướng dẫn để thực tập viết. Mỗi chương có các hoạt dộng (bài tập) phát triển từ vựng, ngữ pháp cần thiết và cơ hội để thực hành nói. Trọng tâm thường xuyên vào các chức năng kinh doanh chính và mỗi chương kết thúc là các tình huống lý thú cho phép người học thực hành ngôn ngữ đã học trong chương học.

2. Sách bài tập (Practice File)
Sách này gồm có 2 phần: thực hành tiếng (language work) và bàn việc làm ăn (talk business). Phần thực hành tiếng (language work) cung cấp thêm nhiều bài tập hơn về ngữ pháp, từ vựng và một giáo trình hoàn chỉnh về thư tín thương mại. Trong mỗi chương học người học được cung cấp những mẫu văn bản và ngôn ngữ cần thiết và làm bài tập viết để củng cố bài học. Phần bàn việc làm ăn (talk business) cung cấp phương tiện tự luyện phát âm (soundwork) gồm có 1 đĩa CD và các bài tập và phần thực hành ngôn ngữ cần thiết cho công việc (survival business English).

3. Tài liệu nghe (audio materials)
Tất cả những hoạt động nghe trong sách bài học (phỏng vấn các chuyên gia và ngữ liệu cho các hoạt động khác như là đóng vai và nghiên cứu tình huống) và sách bài tập (Practice File) gồm cĩ phát âm có sẵn trên băng cassettes và đĩa CD tùy thuộc vào ý thích người sử dụng.

4. Sách gv (Teachers Resource Book)
Sách này cung cấp gv cái nhìn tổng thể bộ giáo trình cùng với những ghi chú giảng dạy chi tiết và tóm tắt kiến thức nền về nội dung kinh doanh. Ngân hàng văn bản (Text bank) có 24 bài đọc thêm nhiệm ý và ngân hàng học liệu (Resource bank) có những trang bài tập có thể photo được để thực hành kỹ năng giao tiếp.

5. Bộ đề thi (Test file)
Gv và những nhà phân bổ chương trình có thể sử dụng 5 bài kiểm tra photo được để đánh giá tiến bộ của người học trong quá trình học. Có 1 bài kiểm tra đầu vào, 3 bài kiểm tra sự tiến bộ và 1 bài kiểm tra đầu ra nhằm để ôn tập những bài học trong quá trình học.


III. Tổng quan 1 chương trong sách bài học (Course Book)
Một chương học điển hình bao gồm những phần sau:

1. Khởi động (Starting up)
Người học có dịp suy nghĩ về chủ đề của chương và trao đổi ý tưởng và ý kiến với nhau và gv. Có nhiều hoạt động kích hoạt như trả lời câu hỏi ngắn và điền sơ đồ. Trong phần này người học được khuyến khích dùng đến kinh nghiệm sống và kinh doanh của mình.

2. Từ vựng (Vocabulary)
Từ vựng kinh doanh cần thiết được trình bày và thực hành thông qua nhiều loại bài tập sáng tạo và thú vị. Người học học từ mới, cụm từ và từ kết hợp và làm bài tập để sử dụng lượng từ vựng đã biết và vừa mới học. Cũng có phần thực tập từ vựng trong sách bài tập (Practice File)

3. Đọc hiểu (Reading)
Người học đọc những tư liệu kinh thương thật sự đã được biên tập lại cho phù hợp và thú vị. Những bài đọc này trích từ tờ Thời báo Tài chính (the Financial Times) và những nguồn thông tin kinh doanh khác. Họ phát triển kỹ năng đọc và có được nguồn từ vựng kinh doanh cần thiết. Những bài đọc cung cấp ngữ cảnh để thực hành tiếng và thảo luận.

4. Nghe hiểu (Listening)
Các bài nghe dựa trên phỏng vấn những doanh nhân và chuyên gia trong lĩnh vực của họ. Người học phát triển kỹ năng nghe như đoán trước, nghe lấy chi tiết và ghi chú.

5. Củng cố kiến thức (Language focus)
Trọng tâm phần này là mức độ chính xác và kiến thức về ngữ pháp cần thiết. Nếu người học đã biết ngữ pháp thì phần này được xem như kiểm tra nhanh qua. Nếu cần giải thích thêm thì người học dọc trong phần tham khảo ngữ pháp (Grammar Reference) ở cuối sách bài học (Course Book). Có thêm thực hành ngữ pháp trong sách bài tập (Practice File)

6. Kỹ năng (Skills)
Phần này giúp người học phát triển kỹ năng giao tiếp trong các lĩnh vực kinh doanh cần thiết như thuyết trình, cuộc họp, thương thuyết, điện đàm và tiếng Anh giao tiếp. Phần này có 1 hộp ngôn ngữ hữu ích (a Useful Language box) để người học có sự hỗ trợ và các cụm từ cần thiết làm cac bài tập đóng vai.

7. Nghiên cứu tình huống (Case studies)
Mỗi chương kết thúc là nghiên cứu tình huống liên kết với chủ đề của chương. Các nghiên cứu tình huống dựa trên các vấn đề hay các tình huống có thật trong kinh doanh để người học thích thú và tích cực tham gia. Họ sử dụng kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp đã học được trong chương học. Điển hình là người học sẽ tham gia thảo luận các vấn đề trong kinh doanh và kiến nghị những giải pháp thông qua hoạt động nhóm tích cực.

Tất cả các nghiên cứu tình huống đã được xây dựng và thử nghiệm cho người học trong lớp. Dễ trình bày và sử dụng và không đòi hỏi kiến thức chuyên ngành hay thêm tài liệu gì cả. Hãy xem thêm mục V case studies bên dưới để được hướng dẫn dạy tốt nhất cho mục này.

Mỗi mục nghiên cứu tình huống (Case studies) kết thúc là bài tập viết thực tế. Những bài tập phản ánh thế giới thư tín thương mại thật sự và cũng sẽ giúp người học chuẩn bị các kỳ thi tiếng Anh thương mại. Các bài mẫu về loại bài viết được cung cấp trong mục Writing File ở cuối sách bài học (Course Book).


IV. Sử dụng bộ giáo trình ML (Using the course)
1. Tính tiếp cận được đối với gv (Accessibilty for teachers)

Những gv không kinh nghiệm dạy tiếng Anh Thương Mại đôi khi cảm thấy khó khăn. Họ lo lắng thiếu kiến thức về thế giới kinh doanh và về các chủ đề trong giáo trình. ML đã bắt tay vào cung cấp sự hỗ trợ tối đa cho gv. Phần tóm tắt kinh doanh (Business Briefs) ở đầu mỗi chương học trong sách gv (Teachers Resource Book) cung cấp gv cái nhìn tổng quan về chủ đề kinh doanh, các thuật ngữ chính và đưa ra các tựa đề trang web và sách để tham khảo thêm.
Phần tóm tắt kinh doanh (Business Briefs) đã được viết theo cấp độ của người bản xứ và không nhắm cung cấp cho người học trình độ sơ cấp.

2. Tính xác thực của nội dung (Authenticity of content)
Một trong những nguyên tắc của bộ giáo trình ML là người học nên tiếp cận nội dung xác thực càng nhiều càng tốt miễn sao phù hợp trình độ ngôn ngữ của họ. Các bài đọc và nghe chính thống rất thích thú đv người học và đưa thực tiễn thế giới kinh doanh quốc tế vào lớp học nhằm nâng cao kiến thức về thực hành và khái niệm kinh doanh. Do bao quát một phạm vi quốc tế nên tờ Thời báo Tài chính (the Financial Times) là 1 nguồn ngữ liệu và thông tin kinh doanh dồi dào cho bộ giáo trình.

3. Tính linh hoạt khi sử dụng (Flexibility of use)
Những nhu cầu giáo trình tiếng Anh thương mại thay đổi nhiều vì vậy tài liệu cần phải linh hoạt và thích nghi. ML mang lại cho gv và những nhà phân bổ chương trình sự linh hoạt tối đa. Bộ giáo trình ML có thể sử dụng theo chiều rộng hay chiều sâu. Ở đầu mỗi chương học trong sách này có đề nghị 1 lộ trình học nhanh nếu người học có ít thời gian. Lộ trình cấp tốc này chủ yếu tập trung vào kỹ năng nghe và nói. Nếu gv muốn mở rộng thêm các kỹ năng còn lại thì dùng thêm các phần nhiệm ý khác trong bộ giáo trình.


V. Hướng dẫn dạy mục nghiên cứu tình huống (Case studies)
  • Khuyến khích tất cả người học tham gia vào các bước trên lớp.
  • Sử dụng kiến thức kinh doanh và kiến thức tổng quát của người học
  • Cẩn thận về cách trình bày mục nghiên cứu tình huống lúc bắt đầu. Hãy nhớ rằng chỉ dẫn của gv phải rõ ràng và người học phải hiểu yêu cầu của bài tập đó. (hãy xem từng chương riêng lẻ để được hướng dẫn cụ thể khi khai thác mục nghiên cứu tình huống).
  • Đảm bảo tất cả người học đã hiểu yêu cầu của bài tập đó và lượng từ vựng cần thiết.
  • Khuyến khích tất cả người học sử dụng những kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp đã học trong chương. On tập nhanh lượng ngôn ngữ cần thiết.
  • Nhấn mạnh sự giao tiếp và lưu loát khi thực hiện hành mục nghiên cứu tình huống. Sửa lỗi nên thực hiện vào cuối hoạt động. Ghi chép những lỗi quan trọng và cho người học biết những phản hồi vào cuối hoạt động theo cách thấu hiểu và xây dựng. Hướng dẫn cách sử dụng ngôn ngữ đúng.
  • Nếu hoạt động diễn ra chậm hay bạn có 1 nhóm người học ngại nói thì bạn đặt vài câu hỏi và đưa ra những đề nghị cần thiết.
  • Cho phép người học đưa ra kết luận của riêng họ. Nhiều người học nghĩ rằng chỉ có 1 câu trả lời đúng. Gv đưa ra ý kiến của mình nhưng nhấn mạnh rằng thường thì có hơn 1 câu trả lời đúng.
  • Khuyến khích những biện pháp giai quyết vấn đề 1 cách sáng tạo và giàu trí tượng tượng
  • Khuyến khích người học sử dụng những kỹ năng quản lý con người như làm việc theo nhóm, lãnh đạo nhóm, giao việc và tương tác với nhau hiệu quả
  • Phân bổ đủ thời gian cho các hoạt động chính như đàm phán. Đồng thời không để cho các hoạt động kéo dài quá lâu. Bạn muốn người học có đủ thời gian thực hiện các hoạt động thì bài học phải được phân bổ thời gian hợp lý.
  • Người học nên nhận ra những vấn đề chính yếu và thảo luận tất cả các giải pháp trước khi đi đến quyết định.
  • Khuyến khích người học tích cực lắng nghe nhau . Điều này cần thiết cho cả việc thực hành ngôn ngữ và làm việc theo nhóm hiệu quả.

0 comments:

Post a Comment